Trần thạch cao là vật liệu không thể thiếu trong thiết kế xây dựng, trang trí nhà hiện nay. Câu hỏi đặt ra trần thạch cao có mấy loại và được ứng dụng ra sao trong lĩnh vực xây dựng. Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Theo Le Dien Review tìm hiểu hiện nay trên thị trường xây dựng có 2 loại trần thạch cao: trần thạch cao nổi và trần thạch cao chìm.
Nhiều bạn vẫn chưa rõ về vấn đề trần thạch cao nổi và chìm là như thế nào, ứng dụng nó ra sao? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết sau để dễ dàng đưa ra quyết đinh chọn trần thạch cao nào phù hợp với ngôi nhà của mình.
Trần thạch cao nổi là gì
Trong ngành xây dựng trần thạch cao nổi còn được gọi là trần thạch cao thả. Loại trần này được thiết kế lộ 1 phần thanh xương ra bên ngoài.
Trần thạch cao thả được dùng để lấp đi những khuyết điểm như: các đường viền tường xây dựng, đường dây điện, ống nước… dưới trần bê tông hoặc mái nhà của bạn.
Sử dụng trần nổi sẽ mang đến giá trị thẩm mỹ cao cho công trình xây dựng của bạn.
Trần nổi được thi công bằng cách thả từng tấm thạch cao xuống khung xương định hình sẵn
Tóm lại: trần thạch cao nổi là trần có 1 phần thanh xương của khung xương lộ ra bên ngoài.
Ưu điểm
- Trần thạch cao nổi có khả năng cách âm, tiêu âm, cách nhiệt, chống nóng, chống cháy, tiết kiệm điện trong quá trình sử dụng.
- Trần thạch cao nổi nhẹ dễ thi công, lắp đặt, tháo dỡ, dễ thay thế nếu bị hư hỏng
- Trần thạch cao nổi có độ bền cao
- Giá thành rẻ, chi phí lắp đặt thấp, mang đến giá trị thẩm mỹ cao cho công trình.
- Trần thạch cao nổi được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng văn phòng, nhà xưởng, những công trình quy mô lớn.
Nhược điểm
- Trần thạch cao nổi mẫu mã ít
- Trần thạch cao nổi được thiết kế từ những tấm thạch cao nhỏ, gây cảm giác vụn vặt, chia không gian chỉ thích hợp làm những công trình quy mô lớn.
- Sử dụng mẫu có kích thước cố định nên việc thay đổi kết cấu chung sẽ khó khăn.
- Trần nổi không có giá trị thẩm mỹ cao bằng trần chìm
Trần thạch cao chìm là gì
Trần thạch cao chìm trong giới xây dựng còn được gọi là trần chìm. Nói đến trần chìm chắc bạn cũng đã hình dung ra nó như thế nào rồi. Loại trần thạch cao chìm này đúng như tên gọi nó ẩn giấu bên trong các tấm thạch cao, nên không nhìn thấy khung xương.
Trần thạch cao chìm là loại trần được kết cấu từ những khung xương định hình bằng nhôm kẽm chữ U liên kết với từng tấm thạch cao, tạo thành một hệ trần vững chắc, thoạt nhìn chúng ta cứ nghĩ là trần bê tông.
Tóm lại: trần thạch cao chìm là trần có khung xương được giấu hoàn toàn trên các tấm thạch cao, tạo thành một mặt phẳng liền.
Ưu điểm
- Trần thạch cao chìm sở hữu những tính năng như trần thạch cao nổi: tiêu âm, chống nắng, cách nhiệt, khả năng chống ẩm, có độ bền cao.
- Trần thạch cao chìm mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng đa dạng mang đến nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.
- Mang đến giá trị thẩm mỹ cao, trang trí theo sở thích.
- Tiết kiệm chi phí trong quá trình xây dựng.
Nhược điểm
- Trần thạch cao chìm khung xương ẩn toàn bộ phía trên tấm thạch cao nên khó sửa chữa.
- Trần thạch cao chìm dễ bị hư hỏng do yếu tố thời tiết, không thích hợp làm nhà cấp 4, đặc biệt là nhà có mái tôn vì dễ thấm nước.
- Tốn kém trong vấn đề thiết kế, thi công, bảo trì.
Nên sử dụng loại trần thạch cao nào?
Từ định nghĩa, phân tích ưu nhược điểm từng loại trần thạch cao nổi và và chìm, mình đúc kết lại những vấn đề sau. Hi vọng sẽ giúp cho bạn dễ dàng đưa ra quyết định trong việc thiết kế xây dựng ngôi nhà của mình.
Trần thạch cao chìm thích hợp sử dụng trong thiết kế trang trí nội thất: nhà ở, chung cư, căn hộ, quán cafe…. đặc biệt là những công trình muốn nâng cao giá trị thẩm mỹ.,Trần thạch cao chìm được xem là giải pháp hữu hiệu.
Trần thạch cao nổi thích hợp sử dụng những công trình lớn như trường học, bệnh viện, công ty… đặc biệt là những công trình với mục đích dễ thi công, lắp đặt, sửa chữa.