20+ Mẫu Trần Thạch Cao Giật Cấp Đẹp Nhất Hiện Nay

Bạn muốn làm trần thạch cao giật cấp cho ngôi nhà của mình, bạn đang phân vân không biết trần thạch cao giật cấp nào phù hợp với ngôi nhà của mình. Le Dien Review chia sẽ với các bạn tổng hợp các mẫu trần thạch cao giật cấp đẹp nhất hiện nay, hi vọng bạn sẽ chọn cho mình mẫu trần thạch cao giật cấp ưng ý.

Trần thạch cao giật cấp

Theo mình tìm hiểu Trần thạch cao giật cấp thuộc loại trần thạch cao chìm. Trần chìm là loại trần thạch cao được thiết kế gồm khung xương và tấm thạch cao kết hợp với nhau nhưng để độ 1 phần thanh xương ra bên ngoài.

Về mặt xây dựng trần thạch cao giật cấp nó có cấu tạo phức tạp hơn các loại trần phẳng. Trần thạch cao giật cấp có nhiều kiểu dáng mẫu mã đa dạng như: hình ống, hình khối, hình hộp đem đến sự sang trọng, giá trị thẩm mỹ cao cho ngôi nhà của bạn.

Bạn có thể hình dung như thế này trật thạch cao giật cấp là loại trần được thiết kế giật xuống từng cấp.

Trần thạch cao giật cấp được chia làm 2 loại: trần thạch cao giật cấp kín và trần thạch cao giật cấp hở.

Mẫu trần thạch cao giật cấp hở hay còn được gọi trần thạch cao giật cấp hạ đèn được sử dụng nhiều nhất hiên nay mang đến giá trị thẩm mỹ cao cho ngôi nhà của bạn.

Trần thạch cao giật cấp kín

Trần thạch cao giật cấp kín là loại trần thạch cao được thiết kế thi công giữa các cấp kín, không có khe hở.

Trần thạch cao  giật cấp hở

Trần thạch cao giật cấp hở là loại trần thạch cao giữa các cấp thiết kế tạo khe hở để lắp đèn led thắp sáng tạo hiệu ứng đẹp, độc đáo, mang đến giá trị thẩm mỹ cao cho ngôi nhà của bạn.

Xu hướng hiện nay trên thị trường đa số người ta sử dụng trần thạch cao giật cấp hở.

Cách làm trần thạch cao giật cấp

Muốn có một trần thạch cao giật cấp đẹp, tăng giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn thì điều quan trọng là phải chọn đội thi công trần thạch cao chuyên nghiệp.

Hôm nay, mình xin chia sẽ với các bạn các bước làm trần thạch cao giật cấp cho ngôi nhà của bạn.

Bước 1: Thi công thanh viền tường cố định vào trần nhà bằng bê tông hay mái tôn.

Sau khi hoàn thành mái nhà, ta tiến hành làm trần thạch cao giật cấp bằng cách cố định khung xương vào viền tường theo vị trí trần hạ hay trần dưới của căn nhà.

Bước 2: treo thanh chính vào viền tường đã cố định phần trần hạ

Đội thi công sẽ tiến hành móc ty để treo thanh chính lên trần hạ, theo yêu cầu kỹ thuật thanh chính cách tường <= 400mm.

Bước 3: Cố định thanh VTC20/22 vào phần mặt dựng của trần hạ.

Đội thi công trần thạch cao giật cấp sẽ tiến hành cố định thanh VTC20/22 vào phần mặt dựng của trần hạ lên trên mặt đáy khung xương trần thượng của ngôi nhà bằng vít, mục đích để liên kết các khung lại với nhau, tao thành một khung xương vững chắc cho trần thạch cao giật cấp.

Bước 4: Liên kết các thanh phụ vào thanh chính.

Đầu tiên đội thi công sẽ cắt thanh phụ gắn vào thanh chính bằng khóa liên kết có sẵng. Hai đầu thanh phụ liên kết vào thanh VTC20/22.

Sau đó đội thi công sẽ nẹp thêm thanh VTC20/22 vào góc dưới của mặt dựng và đáy trần hạ để che các góc lại.

Bước 5: Điều chỉnh lại hệ thống khung xương cho vững chắc.

Bước 6: lắp đặt tấm thạch cao lên khung xương

Bước 7: Đội thi công Gia cố cạnh góc bằng thanh V lưới để hoàn thiện trần thạch cao giật cấp

Đây là bước hoàn thiện ngôi nhà, đội thi công dùng thanh V lắp vào vị trí các góc cạnh của trần thạch cao giật cấp, để tránh hư hỏng cạnh.

Cuối cùng là vệ sinh trần và bàn giao trần thạch cao giật cấp cho khách.

Mẫu trần thạch cao giật cấp

Sau đây là những mẫu trần thạch cao giật cấp được nhiều người yêu thích, các bạn tham thảo nhé!

Trần thạch cao giật cấp
Trần thạch cao giật cấp
Trần thạch cao giật cấp
Trần thạch cao giật cấp
Trần thạch cao giật cấp
Trần thạch cao giật cấp
Trần thạch cao giật cấp
Trần thạch cao giật cấp
Trần thạch cao giật cấp
Trần thạch cao giật cấp
Trần thạch cao giật cấp
Trần thạch cao giật cấp
Trần thạch cao giật cấp
Trần thạch cao giật cấp
Trần thạch cao giật cấp
Trần thạch cao giật cấp

 

Để lại một bình luận