Schema Là Gì & Những thông tin “cốt lõi” nhất về Schema nên biết nhất

Schema là gì? Đây là một trong những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm nhất hiện nay. Đặc biệt là với những Seoer, Webmaster thì từ khóa schema dường như vẫn luôn là một bài toán còn bỏ ngỏ quá nhiều câu hỏi. Vậy schema thực chất là gì mà được tin dùng đến thế? Hãy cùng tìm hiểu rõ về vấn đề này qua bài viết ngay sau đây.

Schema Là Gì? 

Schema có tên đầy đủ là Schema Markup, là một trong những xu hướng của Seo Onpage trong tương lai gần. Shchema được tạo ra để mô tả nội dung website đến những công cụ tìm kiếm, để các công cụ tìm kiếm đó hiểu được nội dung của trang web. Ví dụ một số công cụ tìm kiếm: Google, Yahoo, Bing,…

Thực chất, Schema là một đoạn code theo một cấu trúc được quy định sẵn. Đoạn code đó gồm nhiều thành phần khác nhau, có thể là dữ liệu về ngày, giờ, thông tin giờ mở cửa, đánh giá của khách hàng…Sau khi schema được hoàn tất và gắn vào website, các công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu được chủ đề chính của website đó đang hướng về điều gì. Từ đấy, cùng với nhu cầu tìm kiếm của người dùng, các công cụ tìm kiếm sẽ đưa ra được những kết quả chân thực, chính xác và khách quan hơn.

*** Xem thêm: Dịch vụ seo tại Bình Dương – Bùng Nổ Doanh Số #1

Lợi ích, Tác Dụng Của Schema Trong SEO

Khi các công cụ tìm kiếm như Google liên tục có những thay đổi, cập nhật những kỹ thuật mới. Điều đấy càng đòi hỏi việc SEO website phải có sự linh hoạt và cập nhật những kỹ thuật mới nhất. Việc sử dụng sechema cho website là việc làm hữu ích bởi chúng mang lại những lợi ích sau đây.

Cải thiện được khả năng thu thập dữ liệu

Do có vô số hàng triệu hàng tỉ các website đang hoạt động, nên nếu có sự hỗ trợ của Schema sẽ giúp khai báo chính xác dưới googlebot. Từ đấy giúp nâng cao cải thiện khả năng thu thập dữ liệu và giúp cho website được google đánh giá cao hơn.

Giúp cải thiện khả năng hiển thị của website trên trang kết quả tìm kiếm

Lợi ích tiếp theo đó chính là giúp tăng khả năng hiển thị của website trên các trang tìm kiếm. Nhờ vào đó mà website có thể được hiển thị hấp dẫn, thu hút được người dùng nhiều hơn. Số lượng click từ người dùng càng cào sẽ càng giúp cho website được google đánh giá tốt và dần dần cải thiện được thứ hạng.

Giúp tối ưu trải nghiệm cho khách hàng khi truy cập

Với sự hỗ trợ của sechema, sẽ đem đến những trải nghiệm tối ưu cho khách hàng khi truy cập. Về phía khách hàng, phía người dùng, họ cũng sẽ có được những thông tin cần thiết, nhìn thấy luôn được những thông tin trọng tâm của website. Ngoài ra, thu hút sự tò mò về website của bạn. Sự tò mò thích thú sẽ thúc đẩy click vào website, đẩy lượng traffic lên tốt hơn, tăng khả năng chuyển đổi bán hàng.

Tạo ra Rich Snippets

Các công cụ tìm kiếm như Google sẽ sử dụng schema để tạo ra các đoạn trích của trang web trên kết quả tìm kiếm. Đoạn trích đó được gọi gọi là Rich Snippets, cung cấp cho người dùng mọi thông tin về sản phẩm, dịch vụ.

Một Số Schema Phổ Biến Hiện Nay

Hiện nay có rất nhiều loại Schema khác nhau, tuy nhiên trong bài viết này sẽ cập nhật 8 loại schema phổ biến và được sử dụng nhiều nhất.

1. Schema làm nổi bật đoạn trích 

Có thể bạn đã từng gặp dạng schema làm nổi bật đoạn trích nhưng không để ý. Thường dạng schema này sẽ xuất hiện tại vị trí đầu tiên của trang SERPS, vì vậy nên thu hút lượng click lớn. Nội dung đoạn trích khá đa dạng: khái niệm hoặc top list, bảng giá… Kết quả hiển thị thực tế sẽ phụ thuộc vào từ khóa mà khách hàng tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm.

Thêm một dạng Schema nữa đó là schema dạng sitelink. Sử dụng schema dạng sitelink sẽ giúp cho trang web có thể cùng lúc hiển thị được nhiều link liên quan mà nội dung trang web đang cập nhật. Ví dụ như những link về bảng giá, link về các loại sản phẩm, tổng đài hỗ trợ…

Với nhiều lợi ích nổi bật, schema dạng sitelink được đánh giá là phương án tối ưu giúp tăng lượng truy cập cho website. Đồng thời, chỉ với thao tác click chuột rất nhẹ nhàng, khách hàng có cơ hội nhận được nhiều luồng thông tin khác nhau. Vì vậy, schema dạng sitelink được ưu tiên sử dụng rất nhiều.

3. Schema dạng review 

Đôi khi bạn sẽ thấy một vài kết quả trên SERPS hiển thj đánh giá sao và số lượng phiếu bầu. Sự xuất hiện schema dạng review ít nhiều sẽ gây được sự thu hút với người dùng. Chính từ sự tò mò, thu hút đó sẽ thúc đẩy người dùng click vào link dẫn, góp phần tăng lượng tương tác cho website.

4. Schema dạng tìm kiếm trang web 

Schema dạng tìm kiếm trang web được yêu thích bởi nó tiết kiệm thời gian cho người dùng. Dạng schema này có đặc điểm nhận diện là dưới kết quả tìm kiếm hiển thị trong trang SERPS, sẽ xuất hiện 1 hộp tìm kiếm trên website. Người dùng chỉ cần nhập từ khóa cần tìm kiếm và bấm tìm kiếm là được. Ngay sau đấy là kết quả sẽ hiện ra mà không cần phải truy cập trực tiếp vào website như trước.

5. Schema định vị trên bản đồ 

Loại schema định vị bản đồ sẽ giúp cho người dùng khi tìm kiếm thông tin trên các công cụ tìm kiếm, sẽ nhận thấy cả địa chỉ, vị trí và đánh giá của khách hàng tại trang SERPS. Điều đó giúp thương hiệu, hình ảnh của công ty rõ ràng, uy tín hơn.

7. Product schema

Schema dạng sản phẩm là dạng schema giúp cho các sản phẩm trên trang web sẽ được hiển thị ngay khi khách hàng tìm kiếm từ khóa. Product schema sẽ giới thiệu được tới khách hàng những sản phẩm mà website hiện đang cung cấp, phân phối, góp phần thu hút lượt truy cập và tăng khả năng chuyển đổi doanh thu.

7. Recipe schema markup

Recipe schema markup là một loại schema giúp ghim trực tiếp các công thức thay vì 1 tiêu đề và dòng mô tả như thông thường. Dạng schema này được lựa chọn nhiều cho các website chuyên về ẩm thực và các nhóm ngành liên quan.

8. Breadcrumbs

Breadcrumbs thực ra là một dạng của schema, giúp chỉ đích danh vị trí của nội dung bên trong của website. Ví dụ hiển thị 1 danh mục trong website. Khách hàng sẽ nhìn thấy được tên danh mục đó mà không cần phải truy cập vào website như thông thường.

Hướng Dẩn Cài Đặt Schema Cho Website

Cài Schema cho websites bằng Wordpess

Hiện ở nền tảng wordpress có nhiều plugin hổ trợ về schema bạn có thể tham khảo các schema dưới đây:

  • Schema Pro
  • WP Review Plugin
  • All in One Schema Rich Snippets
  • Schema and Structured Data for WP & AMP
  • WP SEO Structured Data Schema

Mình hiện tại chủ yếu cài shema chứ ít dùng code nhưng mình thấy video khá hay & hữu ích bạn tham khảo thêm tại đây nhé

Cài Schema cho websites Code tay

Với web code tay thì mình giới thiệu đến bạn https://technicalseo.com/tools/schema-markup-generator/ hổ trợ tại schema miễn phí rất tiện, việc của bạn là copy đoạn code cần thiết lại và chèn vào websites là được.

Nguyên tắc chung của Schema

Schema có những nguyên tắc nhất định để đảm bảo chất lượng và đem đến hiệu quả tối ưu nhất. Do đó, trước khi thực hiện triển khai schema cho trang web, bạn cần phải nắm rõ các nguyên tắc sau.

Nguyên tắc về kỹ thuật 

  • Về công cụ kiểm tra: Chỉ dùng 2 công cụ kiểm tra chính do Google cung cấp. Bao gồm https://search.google.com/structured-data/testing-tool & Công cụ kiểm tra URL trong Search Console.
  • Về định dạng tạo dữ liệu có cấu trúc: Chỉ có 3 định dạng được sử dụng JSON-LD; Microdata; RDFa
  • Về truy cập: Không được phép ngăn chặn Googlebot truy cập đến trang có dữ liệu có cấu trúc bằng robots.txt, noindex hay bất kỳ 1 biện pháp nào khác.

Nguyên tắc về chất lượng nội dung 

  • Dữ liệu có cấu trúc phải có mô tổ chính xách nội dung trang.
  • Tất cả các trường bắt buộc phải được điền đầy đủ. Nếu thông tin bị thiếu trong các trường bắt buộc, nó sẽ không xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
  • Bạn cung cấp càng nhiều thuộc tính được đề xuất, thì trang web của bạn sẽ xuất hiện tốt hơn cho người dùng trong kết quả tìm kiếm.
  • Đặt dữ liệu có cấu trúc trên trang mà nó mô tả.
  • Nếu bạn có các trang, bài viết và sản phẩm trùng lặp chứa cùng một nội dung, bạn cần thiết lập cấu trúc trên tất cả các trang trùng lặp, không chỉ các trang chuẩn.
  • Cố gắng sử dụng loại thuộc tính cụ thể nhất và tên thuộc tính do schema.org xác định. Bạn nên sử dụng thư viện để tìm loại thuộc tính chính xác nhất cho loại dữ liệu của mình.
  • Bạn cần tuân theo tất cả các nguyên tắc do Google đặt ra trong thư viện tìm kiếm

Nguyên tắc về hình ảnh 

Khi gán hình ảnh làm thuộc tính của dữ liệu có cấu trúc, hãy đảm bảo rằng hình ảnh đó thực sự có trong dữ liệu. Nói cách khác, nếu bạn đánh dấu một hình ảnh trong cấu trúc trang, hình ảnh đó phải hiển thị cho người dùng trên giao diện.

Đảm bảo rằng tất cả các URL hình ảnh có thể được Googlebot thu thập thông tin và lập chỉ mục. Nếu có URL ảnh vi phạm, Google sẽ không thể hiển thị ảnh trong kết quả tìm kiếm.

Lưu Ý & Sai Lầm Khi Triển Khai Schema

Cách tạo ra Schema và ứng dụng vào thực tế không phải là điều quá khó khăn. Tuy nhiên, đối với những website lớn bao gồm nhiều nội dung thì khi quyết định làm Schema cho tất cả các trang sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian. Do đó, bạn nên kết hợp với người lập trình website để có thể ứng dụng phương pháp đánh dấu dữ liệu một cách thuận tiện và tự động.

Trong trường hợp, bạn khó có thể tự tạo schema cho nhiêu trang web, bạn có thể tìm kiếm các dịch vụ chuyên nghiệp để tạo schema phù hợp với yêu cầu mong muốn của bản thân. Mặc dù tiêu tốn phí thế nhưng về lâu dài sẽ mang lại nhiều lợi ích cho website của bạn và bạn sẽ thấy khoản phí đó hoàn toàn xứng đáng.

Với rất nhiều lợi ích nổi bật, schema ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên rất nhiều các website khác nhau. Sự hỗ trợ của schema sẽ góp phần giúp website của bạn có nhiều biến đổi tích cực, thu hút người dùng hơn. Chỉ với một vài thủ thật nhỏ nhưng đem đến những lợi ích to lớn cho website. Vậy tại sao lại không thử tìm hiểu và ứng dụng ngay nhỉ? Chúc bạn có được những thông tin hữu ích nhất về schema và bước đầu ứng dụng trên các website của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *